Cùng với búp bê gỗ Matrioska, Quảng trường Đỏ, Cung điện Mùa đông, căn phòng hổ phách cũng là một trong những di sản gắn liền với nước Nga xinh đẹp. Đây là món quà do hoàng đế nước Phổ là Friedrich Wilheim I tặng cho Nga hoàng Peter Đại đế năm 1716, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Căn phòng hổ phách là quà của vua nước Đức là Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Pyotr I trong năm 1716. Căn phòng này rộng 55m² được kiến trúc sư và nhà điêu khắc Andreas Schlüter phác thảo.
Từ năm 1701 cho đến năm 1709 căn phòng này được các thợ cả về hổ phách là Gottfried Wolffram, Ernst Schacht và Gottfried Turau làm tại Balan, sau đó được lắp đặt trong lâu đài Charlottenburg Bá Linh (Đức). Tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng hổ phách và cũng còn được gọi là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. Nga hoàng Pyotr I rất ngưỡng mộ căn phòng này, sau khi được tặng ông đã cho người mang về Sankt-Peterburg , (Nga) thành phố được mệnh danh là “Venice phương Bắc, Căn phòng sau đó được lắp đặt trong Cung điện Mùa Đông (Viện bảo tàng Hermitage) và coi đây như là món quà tặng cho người vợ yêu quý của mình. Về sau, nữ hoàng Ekaterina II đã mang căn phòng này về Cung điện Yekaterina gần thành phố Pushkin, phía nam của Sankt-Peterburg.
Căn phòng hổ phách bị Đức Quốc xã cướp đi trong Chiến tranh thế giới thứ hai và biến mất sau đó. Số phận của căn phòng hổ phách cho tới nay vẫn còn là một bí mật và việc tìm kiếm căn phòng này là một trong những công cuộc tìm kiếm kho báu lớn nhất thế giới.
Căn phòng Hổ phách rộng 55m² được kiến trúc sư người Đức Andreas Schluter thiết kế khi ông đang trùng tu lâu đài thành phố Berlin. Ông cũng được cho là người đầu tiên trong lịch sử dùng hổ phách trong trang trí nội thất. Tiếng đồn về căn phòng Hổ phách đến tai Peter Đại đế và ông ước muốn có căn phòng này để trang trí ở viện bảo tàng Kunstkamera của mình bằng mọi giá. Căn phòng Hổ phách là món quà của vua nước Đức Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Peter Đại đế của Nga vào năm 1716. Sau khi nhận được món quà vô giá này, ông đã đặt căn phòng tại Cung điện Catherine ở Sankt Petersburg, thành phố được mệnh danh là “Venice phương Bắc và coi đây như là món quà tặng cho người vợ yêu quý của mình. Căn phòng Hổ phách nặng 16 tấn, và từng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới, được trang trí hoàn toàn bằng những bức tường hổ phách, gương và đá quý.
Căn phòng đã được trùng tu 5 lần, lần đầu tiên vào năm 1770 theo lệnh của Nữ hoàng Catherine. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô đã không sơ tán căn phòng này mà chỉ che phủ bằng giấy carton. Tuy nhiên nó không hề bị bom đạn phá hủy cho đến khi bị quân Đức mang đi. Quân phát xít Đức cướp năm 1941 rồi sau đó biến mất một cách bí ẩn. Và cuộc truy tìm căn phòng này trở thành cuộc truy tìm kho báu lớn nhất thế giới. Năm 1941, Đức quốc xã chiếm đóng thành phố Sankt Petersburg (Leningrad )và chúng đã tháo dỡ toàn bộ căn phòng, đóng gói đưa về lâu đài Konigsberg ở Kaliningrad, nơi mà Đức quốc xã cũng đang chiếm đóng. Chúng đã lập hẳn một viện bảo tàng trong tòa lâu đài ấy để trưng bày kho báu ở đó. Nhưng căn phòng này bỗng dưng biến mất hoàn toàn không để lại dấu vết gì từ khi kết thúc chiến tranh vào năm 1945. Và cuộc truy tìm căn phòng này trở thành cuộc truy tìm kho báu lớn nhất thế giới.
Những dấu tích mới tìm thấy ở Kaliningrad mở ra hy vọng rất lớn cho các nhà nghiên cứu lịch sử. Nó cũng khẳng định giả thuyết của Nga là căn phòng vẫn còn nằm đâu đó bên dưới thành phố Kaliningrad và quân Đức chưa kịp chuyển ra khỏi nước Nga. Dù căn phòng không phải là di sản thời cổ đại nhưng mang giá trị lịch sử rất lớn, đặc biệt đánh dấu mối quan hệ thân thiết giữa người Nga và người Đức từ những thế kỷ trước. Có thể nói cho đến giờ, các nhà khảo cổ học của Nga lẫn Đức vẫn không ngừng tìm kiếm tông tích của căn phòng này. Và đã có hơn 100 giả thuyết về sự mất tích bí ẩn cũng như dấu tích của căn phòng huyền thoại này. Cứ vài năm, thông tin về căn phòng lại rộ lên khi người ta có thêm phát hiện mới. Rất tiếc những thông tin ấy chỉ là vài “mảnh nhỏ”, chứ không mang lại cơ sở gì to tát nhằm giúp tìm ra nó.
Từ năm 1979 các chuyên gia người Nga bắt đầu tái thiết căn phòng hổ phách chủ yếu dựa trên các tấm ảnh đen trắng và một tấm ảnh màu duy nhất còn lại. Năm 1997 do thiếu kinh phí nên việc tái thiết tạm dừng. Vào năm 1999 nhờ vào số tiền tài trợ 3,5 triệu USD của Ruhrgas AG (công ty cổ phần Ruhrgas – Đức) việc tái thiết căn phòng hổ phách được kết thúc. Trong khuôn khổ kỷ niệm 300 năm của thành phố Sankt-Peterburg Vladimir Putin và Gerhard Schröder đã khánh thành căn phòng hổ phách mới này.