Ambery | Phim tài liệu
22016
page-template-default,page,page-id-22016,ajax_fade,page_not_loaded,,select-theme-ver-3.1,vertical_menu_enabled,side_area_uncovered
 

Phim tài liệu

Phim tài liệu được Real Television thực hiện nhằm mở ra một thế giới huyền bí,ngược dòng đưa chúng ta tìm về quá khứ……

Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành

Chế Lan Viên

Amber – Hổ phác ký ức của quá khứ, sở hữu trí thức vô tận và cũng là chứng nhân của trái đất. Mọi việc bắt đầu từ cuộc phát hiện một con muỗi trong hổ phách, gợi cho chúng ta về một quá khứ xa xăm.Từ con người đã tìm kiếm những vật thể thiên nhiên có hình dạng, bản chất lạ lùng,hấp dẫn. Họ thường bắt gặp những khoáng chất, khi quý, khi không. Trong số các vật nầy, hổ phách chiếm một địa vị đặc biệt vì không như đá quý, phải đào bới khó khăn để tách chiết, mà từ đáy biển dạt vào bờ chỉ cúi xuống lượm. Lúc ban đầu, ngoài nét đẹp quyến rũ, hổ phách được người tiền sử dùng trong trò quỷ thuật hay để chữa bệnh. Thật vậy, nó mang những tính chất thần diệu như khi cọ xát thì có khả năng bốc nóng (cho nên ngôn ngữ German có tên bernstein là hòn đá cháy), phát điện (các tiếng La Tinh, Hy Lạp đặt chữ electron mà ta dùng để chỉ điện tử). Người Lithuania gọi nó gintaras có nghĩa bảo vệ, từ đó hiểu rộng ra bùa ngải. Sau nầy, La Tinh còn có tên succin hay succinum, từ danh từ succus nghĩa là nhựa và acid chiết xuất từ hổ phách mang tên succinic acid. Người Âu Mỹ lẫn lộn dùng danh từ amber hay ambre, phiên âm chữ anbar mà người Ả Rập dùng để chỉ định con long duyên hương phát tiết những sản phẩm tiêu hóa có mùi.

Lượm hổ phách trên bờ biển, người ta thường cho hổ phách từ biển mà ra nhưng khởi thủy trong rất lâu còn là một truyền thuyết huyền bí. Câu chuyện thần thoại kể rằng Phaeton, con Helios và Clymen, một hôm được phép kéo chiến xa mặt trời, nhân vô ý kéo lại quá gần trái đất gây ra hạn hán. Tức giân, Zeus lấy sét đánh xe nhào xuống sông Eridan làm Phaeton chết đi. Mấy cô em Phaeton thương buồn khôn xiết, được các thần hoá thành cây. Những giọt nước mắt các cô biến thành những giọt nhựa trong vắt lâu ngày hóa thạch thành hổ phách, đúng như tin tưởng của người xưa, những khoáng chất lắm lúc là biến thân của một phần thể chất các đấng tối cao. Có nước, có nhựa, thần thoại đã dẫn bước đầu giải thích nguồn gốc hổ phách. Nếu thật vậy thì rất dễ hiểu, thêm với những tính chất bốc nóng, phát điện, hổ phách được dùng làm bùa hộ mệnh và chữa bệnh. Bên cạnh những đồ nữ trang, đeo cổ, nhất là cho con trẻ bị bệnh, những hình tượng, bình, chén, hổ phách còn được dùng để thực hiện những dụng cụ có ý nghĩa đạo giáo trong các thánh đường. Bên mặt y khoa, cuốn sách Le Parrfait Joaillier của lương y Anselme Boece de Boodt, trước thế kỷ 18, khuyên dùng hổ phách để chữa các bệnh tim, não, sạn thận,viêm khớp.

Là một trong những loại tinh thể quý nhất, hổ phách đã được dùng trong hàng nghìn năm để chữa bệnh với phương thức cổ xưa và có tác dụng như penicilin ngày nay. Là một “tinh thể” tẩy uế, hổ phách làm trong sạch cơ thể và tinh thần, cũng như môi trường chung quanh. “Tinh thể” này hút bệnh ra khỏi cơ thể, chữa lành và hồi phục hệ thần kinh, cân bằng hai bán cầu não.

Thật ra, khảo cứu khoa học về hổ phách đã bắt đầu từ thế kỷ 18. Sau hai nhà vạn vật học Pháp Buffon và Linné, khoảng 1750, chứng minh hổ phách có một nguồn gốc thực vật, đến lượt nhà bác học Nga Lomonosov tìm ra nó là một chất nhựa phát xuất từ cây. Năm 1811, Wrede, một nhà bác học người Đức, đi thêm một bước trong kiến thức khi xác định nó là một chất nhựa hóa thạch. Đây là một hiện tượng kỳ diệu của tạo hóa. Nhựa nầy từ các cây thông phát tiết, có thể để bảo vệ cây chống các trùng ăn gỗ khi vỏ cây bị tổn thương. Nhựa chảy bao trùm vết thương và nếu khi đang còn nóng chảy, gặp cây cỏ hay bông hoa rơi vào, cũng như sâu bọ, chuồn chuồn, bươm bướm, hay các loại mạnh hơn như ếch, nhái, thằn lằn,… thì cũng thu kéo luôn. Thường người ta lượm nó thành từng cục cứng rắn, mờ đục hay trong suốt, màu vàng đỏ, không có khẩu vị, nhưng tỏa mùi thơm dễ chịu khi đốt nóng.

Mặc dầu những tính chất dược lý cao, những ứng dụng trong kỹ nghệ, công dụng chính của hổ phách vẫn là nữ trang. Người Ai Cập, Romain ngày xưa đã từng hâm mộ hổ phách, dần dần khách hàng tràn qua châu Âu, châu Á. Một con đường thương mai hổ phách được mở ra giữa Bắc Âu và Địa Trung Hải, tương tự như đường tơ lụa, giữa châu Âu và châu Á. Ở dạng thô, được mài dũa, trong suốt hay chứa đựng sâu bọ hóa thạch, hổ phách ngày càng được mến chuộng khắp nơi. Những mẫu nhặt lượm ở bờ biển không đủ để cung cấp cho thị trường. May thay, ở nước Nga, người ta đã khám phá ra được một mỏ hổ phách, phỏng chừng một trăm triệu tấn, tương đương với 80% tổng sản lượng trên mặt đất. Nằm sâu không đầy 50 m, chôn vùi trong một lớp đất sét, thợ mỏ chỉ phun nước vào là lấy ra được hổ phách. Hằng năm, mỏ này chính thức tách chiết được 850 tấn. Bên cạnh đấy, khắp đồng ruộng, ngổn ngan những lỗ sâu chừng 10 m là những mỏ khai thác bất hợp pháp, cũng cung cấp thêm 400 tấn hằng năm. Nhu cầu tiêu thụ hổ phách trên thi trường đang tăng cao trong những năm gần đây, nhất là sau khi sách và phim Jurassic Park được tung ra thế giới. Nhiều văn bằng sáng chế hổ phách nhân tạo đã đăng ký, trình bày các phương pháp tổng hợp hổ phách loại nhựa công nghiệp polyester như Polylite TC141 ,Polybern và các vật liệu tương tự như bakelite, celluloid và chế biến mùi thơm giống hổ phách thiên nhiên. Vẫn biết hổ phách nhân tạo dễ mài dũa, chế tác hơn nhưng cũng như kim cương, ngọc trai, chúng không làm sao thay thế được chất thiên nhiên. Nhất là chúng không có khả năng tích trữ quá khứ như hổ phách tự nhựa cây hoá thạch mà thành.

Ambery tổng hợp