Phong-Thủy cũng như khoa Tử-vi được phát xuất bên Trung-Hoa từ thời sơ cổ. Theo Hoa ngữ, Phong (Feng): Gió, Thủy (Shui): nước. (Xin hiểu Feng Shui là phiên âm từ tiếng Trung-Hoa để chỉ “phong thủy” được dùng trong các tài-liệu viết bằng Anh ngữ). Đây là môn học thuật bao gồm phần lý-thuyết và ứng-dụng đặt trọng tâm vào Khí (Chi’).
Phong Thủy tức là Nước và Gió, là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của Địa lý đến đời sống hoạ phúc của con người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi cá nhân. Phong Thuỷ có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh.
Triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý Thiên – Địa – Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển hình nhất của Thiên – Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc và may mắn cho con người.
Thiên – Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược lại thì mang lại nhiều rủi ro.Trong nhận định này chúng ta tìm thấy được sự tương ưng với câu mà Mạnh Tử đã từng nói: Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong.
Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc. Trải nghiệm qua bao thế hệ từ Âu sang Á việc ứng dụng hổ phách trang trí nội thất nhằm tạo truyền khí từ trường , không những bảo hộ gia trung bình an, tránh tà mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho người đeo và xua đuổi tà ma, kích thích các chức năng hoạt động của não và tăng cường mức độ tập trung, giúp con người giữ được niềm tin.
Ứng dụng tuyệt vời cho sự trầm tư mặc tưởng, tạo ra trạng thái cân bằng cho tâm hồn. Cân bằng năng lượng tinh thần và thể chất; làm hết buồn phiền, tập trung tư tưởng tốt, làm tăng sức sống mạnh mẽ, tính chặt chẻ , chính xác,đúng mực – thận trọng, điều độ – tiết độ . Giúp nâng ý nghĩ từ vùng tăm tối của tiềm thức lên tầm của linh cảm và siêu ý thức. Vì vậy cho đến nay hổ phách vẫn được dùng làm tràng hạt và khắc tượng rất phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Kinh Di Đà hổ phách còn được xem là một trong bảy thất bảo, tượng trưng cho lòng thành kính, thiêng liêng, thanh thản và tính vô ngôn.
Tương Truyền về Tỳ Hưu
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.
Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy.Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.
Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà cầu may. Liên quan tới con vật linh thiêng Tỳ Hưu có nhiều truyền thuyết đáng để ta phải lưu ý. Nó có thể làm mất một triều đại hoặc làm bại một gia đình.
Giai thoại này truyền tụng ra ngoài, tín ngưỡng tỳ hưu nở rộ và mãi về sau này mới truyền sang Việt Nam.
Tỳ hưu: 貔貅; theo Từ Điển Hán Việt của Thiều Chửu, tỳ hưu con gấu trắng (bạch hùng), một giống thú rất mạnh cho nên đời xưa gọi các dũng sĩ là tì hưu (17n). Chẳng hạn trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi Viết :”Viên tuyển tỳ hưu chi sĩ, Thân mệnh trảo nha tri thần” và Ngô Tất Tố dịch là “Sĩ tốt kén người hùng hổ, Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh”. Còn trong Văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu viết: Há rằng ngại một phen thỉ thạch, giải trùng vi mà tìm tới quân vương; bởi vì thương muôn mạng tì hưu, thà nhất tử để cho toàn tướng sĩ. (câu 10)
Nếu theo hai câu thơ này thì tín ngưỡng tỳ hưu không thể có sớm hơn thời Nguyễn (vì khái niệm tỳ hưu chỉ dũng tướng) còn phố biến và rất nhiều khả năng chỉ mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam qua dòng giao lưu tín ngưỡng. Sự nở rộ tín ngưỡng tỳ hưu ở chính Trung Quốc có lẽ cũng cách nay không lâu vì Từ Điển Hán Việt của Thiều Chửu (xuất bản vào nửa đầu thế kỷ 20) viết dựa theo một số bộ tự điển của Trung Quốc cũng không thấy nói đến linh vật này. Khang Hi Từ Điển đời Thanh cũng vậy. Giữa con gấu trắng biến thành con của con Rồng phải chăng là một một sự biến hóa truyền thuyết giống như nghi án cho rằng ‘rồng’ là sự cải biên hoặc là từ rắn thần naga của Ấn Độ hay con sấu (Thuồng luồng) của Bách Việt.
Nhưng theo truyền thuyết, tì hưu lại là một linh thú do Rồng phối với một giống vật khác sinh ra (có tất cả chín loài như vậy), có hình từa tựa con Lân. Tì hưu còn gọi là hươu trời (thiên lộc) nên được coi chủ về thu giữ của cải (lộc) và có sừng để đâm tà ma cho gia chủ.
Ngoài Tỳ Hưu thì cá chép cũng được xem là linh vật phong thủy có khả năng chiêu tài khí, tạo may mắn về tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra Cá Chép được coi như một biểu tượng của may mắn khác: Nếu nhà có trẻ nhỏ bắt đầu đi học, hoặc con em đang còn đi học, thì người ta thường cho các em đeo Cá Chép phong thủy để cầu may mắn thuận lợi cho con em trong con đường học hành, thi cử.
Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng nên cá chép còn là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng.
Bên cạnh đó cá chép còn đại diện cho Thuỷ Khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những vật phẩm vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc. Theo học thuyết Phong Thủy, sự kích hoạt cho dòng “Thủy” tại căn nhà nơi ta sinh sống là một trong những điều tối quan trọng. Trong khi đó, Cá Chép được cho là linh vật số một trong việc kích thích “nguồn Thủy” tại nơi nó trấn giữ. Vì thế mà người đời cho rằng Cá Chép đem đến vận may, hoá giải sát khí, bệnh tật và tai hoạ.